- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên
Ăn cá làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường
Tập thể dục có phòng được đái tháo đường cho thanh niên không?
Buồn ngủ và ngủ nhiều vào ban ngày: Cẩn thận đái tháo đường!
Ngủ bù có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường
1. Không quên kiểm tra đường huyết hàng ngày
Kiểm tra đường huyết một cách thường xuyên giúp bạn nhận biết cách cơ thể phản ứng với thức ăn, căng thẳng, tập thể dục cùng nhiều hoạt đồng khác trong cuộc sống. Điều này giúp bạn kiểm soát đường huyết, kiểm soát đái tháo đường và biến chứng của bệnh tốt hơn. Các bác sỹ thường đề nghị bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết trước bữa ăn và hai giờ sau khi ăn. Bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu sau khi luyện tập và khi cảm thấy căng thẳng để hiểu rõ hơn về phản ứng xử lý đường máu cơ thể với những hoàn cảnh/điều kiện khác nhau.
2. Không quên đạm trong bữa ăn
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của chất đạm với người bệnh đái tháo đường type 2. Thực tế, ăn các thực phẩm chứa tinh bột mà không có thực phẩm chứa đạm có thể dẫn đến tăng cao lượng đường trong máu. Thực phẩm có nguồn gốc đạm thực vật được các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường nên ăn thường xuyên, chẳng hạn như các loại đậu, lạc, thịt nạc, các loại cá và trứng.
3. Không quên thực phẩm chứa tinh bột
Thực phẩm chứa tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và sẽ thật nguy hiểm nếu bạn loại bỏ nó ra khỏi thực đơn hàng ngày. Hãy nhớ rằng, thực phẩm chứa tinh bột không phải là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu gia tăng. Điều này chỉ diễn ra khi bạn ăn thực phẩm chứa tinh bột không có kiểm soát. Tinh bột cũng không chỉ được tìm thấy trong cơm, bún, phở, bánh mỳ hay mỳ ống, một số loại thực phẩm như sữa, trái cây, khoai tây, đậu xanh, ngô... đều có chứa tinh bột nên bạn cần lưu ý nhé.
4. Không quên các món ăn ưa thích
Bị đái tháo đường type 2 và điều này đồng nghĩa bạn phải loại bỏ hoàn toàn các món ăn khoái khẩu không có lợi cho bệnh (chẳng hạn khoai tây chiên, gà rán,...)? Không đúng! Bạn vẫn có thể ăn nhưng cần được hạn chế một cách tối đa.
5. Không quên uống nước
Không chỉ kiểm soát chế độ dinh dưỡng, người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cần bổ sung đủ nước mỗi ngày. Nước giúp làm loãng máu nên có thể làm giảm lượng đường trong máu cho bạn. Để tạo hương vị dễ uống, bạn có thể cho thêm vào một ít nước cốt chanh.
Uống nước giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn
6. Không quên giảm bớt căng thẳng
Căng thẳng kích thích cơ thể sản xuất đường nhiều hơn mà có thể làm tăng đường huyết, căng thẳng kéo dài thậm chí có thể ngăn chặn sự kiểm soát đường huyết tối ưu của cơ thể. Khi bạn đang căng thẳng, bạn cũng ít khả năng chăm sóc tốt cho bản thân cũng như có thể gây phát sinh những hoạt động không có lợi cho mức đường huyết. Xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng trong cuộc sống và tìm cách giải quyết chúng sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn bệnh đái tháo đường type 2. Những phương pháp giảm bớt căng thẳng có thể kể đến là tập thể dục thường xuyên, thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, nghe nhạc, massage và nói chuyện với người bạn tin tưởng.
7. Không quên tập thể dục
Tập thể dục giúp bạn giảm cân và làm giảm lượng đường trong máu. Các bài tập sức mạnh với tạ, hoặc bài tập cardio có thể cải thiện độ nhạy insulin giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đó là lý do các chuyên gia luôn khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên cố gắng dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
8. Không quên đến gặp bác sỹ thường xuyên
Đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính, tức là bạn phải "chung sống" với bệnh suốt phần đời còn lại. Đi khám định kỳ và chia sẻ những khó khăn gặp phải sẽ giúp bạn nắm rõ cơ thể của mình và biết cách kiểm soát đường huyết tốt hơn sau này. Để tránh lãng quên, hãy viết ra những câu hỏi của bạn trong một cuốn nhật ký, sau đó đưa nó cho bác sỹ trong buổi gặp gỡ tiếp theo.
9. Không quên thuốc
Nếu bạn bị đái tháo đường type 2, thói quen hút thuốc lá có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc bạn đang điều trị. Nó cũng làm tăng nguy cơ đáng kể mắc các biến chứng đái tháo đường.
10. Không quên sử dụng thực phẩm chức năng
Những thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết nổi tiếng từ xưa như Khổ Qua, Sinh Địa, Hoài Sơn,... nay đã được bào chế dưới dạng viên thực phẩm chức năng tiện lợi cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 để gia tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng. Lưu ý, cần tham vấn ý kiến bác sỹ để có kết quả tốt nhất khi sử dụng cùng với thuốc.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn